Harotin 10/Harotin 20

Harotin 10/Harotin 20 Tác dụng không mong muốn

paroxetine

Nhà sản xuất:

Hasan-Dermapharm
Thông tin kê toa chi tiết tiếng Việt
Tác dụng không mong muốn
Các tác dụng không mong muốn được phân nhóm theo tần suất: rất thường gặp (ADR ≥ 1/10), thường gặp (1/100 ≤ ADR < 1/10), ít gặp (1/1.000 ≤ ADR < 1/100), hiếm gặp (1/10.000 ≤ ADR < 1/1.000), rất hiếm gặp (ADR < 1/10.000).
Máu và hệ bạch huyết: Chảy máu bất thường, chủ yếu ở da và niêm mạc, thường là bầm tím (ít gặp); giảm tiểu cầu (hiếm gặp).
Hệ miễn dịch: Các phản ứng dị ứng nghiêm trọng đe dọa tính mạng, bao gồm shock phản vệ và phù mạch (rất hiếm gặp).
Nội tiết: Hội chứng tăng tiết hormon chống bài niệu bất thường SIADH (rất hiếm gặp).
Chuyển hóa và dinh dưỡng: Tăng nồng độ cholesterol, chán ăn (thường gặp); thay đổi đường huyết (ít gặp); hạ natri huyết (hiếm gặp).
Thần kinh: Giảm khả năng tập trung (rất thường gặp); chóng mặt, run, nhức đầu (thường gặp); rối loạn ngoại tháp (ít gặp); co giật, hội chứng chân không nghỉ (hiếm gặp); hội chứng serotonin (rất hiếm gặp).
Mắt: Giảm thị lực (thường gặp); giãn đồng tử (ít gặp); tăng nhãn áp cấp tính (rất hiếm gặp).
Tâm thần: Ngầy ngật, mất ngủ, kích động, ác mộng (thường gặp); lú lẫn, ảo giác (ít gặp); phản ứng hưng cảm, kích động, lo âu, rối loạn nhân cách, cơn hoảng loạn, akathisia (hiếm gặp); tự tử/có ý nghĩ tự tử (không rõ tần suất).
Tai và hệ thống tiền đình: Ù tai (không rõ tần suất).
Tim: Nhịp xoang nhanh (ít gặp); nhịp tim chậm (hiếm gặp).
Mạch máu: Tăng/giảm huyết áp thoáng qua, hạ huyết áp tư thế (ít gặp).
Phổi: Ngáp (thường gặp).
Tiêu hóa: Buồn nôn (rất thường gặp); táo bón, tiêu chảy, nôn, khô miệng (thường gặp); xuất huyết tiêu hóa (rất hiếm gặp).
Gan mật: Tăng men gan (hiếm gặp); bệnh về gan như viêm gan kết hợp vàng da và/hoặc suy gan (rất hiếm gặp).
Da và mô dưới da: Đổ mồ hôi (thường gặp); phát ban, ngứa (ít gặp); phản ứng da nghiêm trọng (hồng ban đa dạng, hội chứng Stevens-Johnson, hoại tử biểu bì nhiễm độc), nổi mề đay nhạy cảm ánh sáng.
Cơ xương và mô liên kết: Đau khớp, đau cơ (hiếm gặp). Các nghiên cứu dịch tễ học trên nhóm bệnh nhân ≥ 50 tuổi cho thấy gia tăng nguy cơ gãy xương ở bệnh nhân sử dụng thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin và thuốc chống trầm cảm ba vòng.
Thận, tiết niệu: Bí tiểu, tiểu không kiểm soát (ít gặp).
Hệ sinh sản: Rối loạn chức năng sinh sản (rất thường gặp); tăng nồng độ prolactin trong máu, tăng tiết sữa (hiếm gặp); cương dương (rất hiếm gặp).
Khác: Suy nhược, tăng cân (thường gặp). Phù ngoại biên (rất hiếm gặp).
Hội chứng ngưng thuốc: Chóng mặt, rối loạn cảm giác, rối loạn giấc ngủ, lo âu, nhức đầu (thường gặp); bối rối, buồn nôn, run, lú lẫn, đổ mồ hôi, bất ổn cảm xúc, rối loạn thị giác, đánh trống ngực, tiêu chảy, kích động (ít gặp).
Những tác dụng không mong muốn trên trẻ em từ các nghiên cứu lâm sàng: Tăng ý nghĩ và hành vi tự tử (phần lớn ở các nghiên cứu lâm sàng với trẻ em trầm cảm), tăng hành vi thù địch, gây hấn (đặc biệt ở trẻ em rối loạn ám ảnh cưỡng bức và trẻ < 12 tuổi). Các biến cố khác bao gồm chán ăn, run, đổ mồ hôi, hiếu động, lo âu, bất ổn cảm xúc, chảy máu bất thường đặc biệt trên da và niêm mạc. Khi ngừng thuốc hoặc giảm liều, có thể thấy bất ổn cảm xúc, căng thẳng, chóng mặt, buồn nôn, đau bụng.
Register or sign in to continue
Asia's one-stop resource for medical news, clinical reference and education
Already a member? Sign in
Register or sign in to continue
Asia's one-stop resource for medical news, clinical reference and education
Already a member? Sign in